Với Hệ thống phanh tránh va chạm và Kiểm soát chân ga tránh va chạm, Eyesight trên Subaru giúp giảm tai nạn “xe điên”.
“Xe ôtô điên”,”Tai nạn liên hoàn”… do tài xế mất kiểm soát khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, là những cụm từ thường thấy từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn do “xe điên” thường đến từ việc tài xế sử dụng chất kích thích, chủ quan khi lái xe, đạp nhầm chân phanh, đi sai luật giao thông…Trên nhiều dòng xe, các nhà sản xuất đã dự liệu được những trường hợp này và trang bị trên chiếc xe những công nghệ hỗ trợ người lái để giảm thiểu tai nạn. Và Subaru tự tin đem đến cho quý khách hàng những trải nghiệm an toàn hơn bao giờ hết.
Hãy cùng theo dõi Eyesight trên Subaru giúp giảm tai nạn “xe điên” như thế nào cùng Subaru Giải Phóng nhé.
Eyesight là một trong bốn giá trị cốt lõi làm nên tên tuổi của tất cả các dòng xe Subaru. Khác với nhiều hệ thống an toàn sử dụng radar trên xe ô tô khác, Eyesight là tính năng hỗ trợ người lái hoạt động tương tự như đôi mắt người với hai camera cộng thêm ở phía trước.
Đầu năm 2018, một nghiên cứu về những thiệt hại đường bộ do viện an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ (IIHS) tiến hành đã chỉ ra rằng, công nghệ hỗ trợ người lái Eyesight do Subaru phát triển đã giúp giảm tỉ lệ các vụ bồi thường bảo hiểm tai nạn có liên quan tới người đi bộ tới 41%. Trong khi đó, thống kê dữ liệu từ các chủ xe Subaru tại Nhật Bản cho thấy, sự hiện diện của EyeSight giúp giảm 61% nguy cơ va chạm.
Về mặt nguyên tắc, EyeSight trên Subaru giúp giảm tai nạn”xe điên”, tránh những tai nạn giao thông không đáng có nhờ 5 ứng dụng chính. Đây đều là những công cụ hỗ trợ phát triển dựa trên các chức năng truyền thống của ô tô nhưng được “thông minh hóa” nhờ phân tích dữ liệu từ máy quay và “bộ óc” điện tử của xe.
- Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC)
- Xử lý tình huống chệch làn và chuyển làn liên tục bất thường
- Cảnh báo xe phía trước di chuyển
- Hệ thống phanh tránh va chạm
- Kiểm soát chân ga tránh va chạm
Và đặc biệt hai tính năng “Hệ thống phanh tránh va chạm” và“Kiểm soát chân ga tránh va chạm” được đánh giá vô cùng thực dụng với tình hình giao thông tại Việt Nam.
-
Kiểm soát bướm ga phòng tránh va chạm: Một cách dễ hiểu thì chức năng này được thiết kế nhằm giảm thiểu tai nạn do các vấn đề vô nhầm số, đạp nhầm pedal bởi người lái. Đây là một điều thường gặp ở những người mới lái, chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống… và dễ dẫn đến những tai nạn khó lường.
Để tránh tình huống “xe điên”, nếu phát hiện có chướng ngại vật phía trước và người lái lại đang để hộp số ở D, EyeSight sẽ phát âm thanh cảnh báo trước khi ngắt hoàn toàn lực kéo động cơ (trong 4 giây) để tránh va chạm. Tuy nhiên, để tránh chức năng này có thể biến chiếc xe thành mồi ngon cho những tên cướp hoặc kẻ ăn vạ dọc đường, sau khoảng thời gian nói trên, lực kéo sẽ được phục hồi, cho phép người lái dễ dàng né những tình huống không mong muốn.
-
Hệ thống phanh khẩn cấp phòng tránh trước va chạm: Một cách dễ hiểu thì chức năng này sẽ phanh khẩn cấp khi phát hiện ra đối tượng nguy hiểm phía trước
Đây là “món” quan trọng và hữu ích bậc nhất của EyeSight. Trong quá trình xe di chuyển, nếu nguy cơ va chạm bất ngờ xảy đến, EyeSight sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh và đèn chớp trên táp lô. Nếu không có phản ứng nào, xe sẽ tự động phanh để tránh va chạm. Tuy nhiên, không dừng ở đó, EyeSight thậm chí sẽ bù lực phanh cho phù hợp nếu tài xế đạp phanh không đủ mạnh để dừng xe trước khi đâm vào chướng ngại vật phía trước. Dĩ nhiên, đây là hệ quả đến từ những tính toán chính xác do EyeSight thực hiện.
TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG PHANH TỰ ĐỘNG KHI GẶP CHƯỚNG NGẠI VẬT
Tuy nhiên, Eyesight chỉ là Hệ thống hỗ trợ người lái, vì vậy để đảm bảo an toàn khi vận hành, hạn chế tối đa những nguyên nhân dẫn đến tai nạn do “xe điên” quý khách hàng lưu ý một số điểm sau:
-
Sử dụng giày đế phẳng thay vì giày cao gót
Giày cao gót với phần đế mỏng, diện tích tiếp xúc với mặt sàn nhỏ khiến lực tác động ở phần đầu chân lên bàn đạp phanh, ga không tối ưu. Trong những tình huống bất ngờ, người lái mất bình tĩnh có thể đạp nhầm chân ga thay vì phanh hoặc ngược lại.
Vì thế, tài xế khi điều khiển xe ô tô cần sử dụng giày đế mỏng, phẳng để thao tác tốt hơn với phanh, ga. . Tương tự với tài xế nam, không nên đi giày có đế quá giày, bởi khi đó sẽ khó cảm nhận độ đàn hồi, mức độ đạp ga, phanh.
-
Đặt vị trí chân đúng cách
Để không xảy ra tình trạng đạp nhầm chân ga thì tư thế ngồi lái cần chuẩn. Ngay khi vào xe, tài xế cần cân chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, dễ dàng điều khiển chân phanh, ga, phanh tay, cần số. Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp đôi chân linh hoạt, không bị “cứng” khi xử lý các tình huống.
Tài xế cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai chức năng này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.
- Dừng xe, về số N hoặc P
Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe (chờ đèn đỏ, hỏi đường) thì chuyển về N và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa thãi vì nó giúp chân bạn thư giãn, chỉ cần đặt hờ lên phanh trong thời gian ngắn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên chuyển về số P và kéo phanh tay.
Sở dĩ nên tuân theo nguyên tắc này vì nếu để nguyên số ở vị trí D, chỉ cần người lái bị giật mình bởi tiếng động lạ, bị tác động bởi sự cố bất thường là có nguy cơ đạp ngay sang chân ga dẫn đến xe mất kiểm soát và dễ gây ra tai nạn liên hoàn.
-
Rời chân ga – rà chân phanh
Các lái xe nên giữ thói quen “rời chân ga – rà chân phanh” – có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.
Nhớ kỹ: Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.
-
Giữ tinh thần tỉnh táo
Dù kỹ năng lái xe của bạn tốt đến đâu nhưng khi cơn buồn ngủ ập đến, hoặc tinh thần bị ảnh hưởng xấu bởi chất kích thích, việc lái xe luôn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn.
Hãy ngủ đầy giấc trước mỗi hành trình xa, ngừng lái mỗi bốn tiếng để cơ thể thư giãn và tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, ma túy.